Translate

Wednesday, August 29, 2018

San Sebastian Women Prison in Cochabamba, Bolivia

San Sebastian women prison in Cochabamba

As part of our ministry at Manos Con Libertad, Hong and I often accompany other staff members to different prisons in Cochabamba. This past month, we visited San Sebastian, a women prison located near the bus terminal and, if you're not a local "Cochabambino", it's hard to notice the entrance to the "carcel".

Prisons in Bolivia are always overcrowded, but not only with adults. More often than not, the entire families ended up in jail because children had nowhere to go when their parents were arrested.  Under the country's legislation, children under six years are allowed to stay in their parents' cells. However, these children normally remain in jail until they are much older, simply "because nobody else can care for them".

Boys and girls living in prison with their parents
Inside San Sebastian, little boys and girls wander freely in the yard as if they were playing at school during a parents' meeting. Most of these children do not know why they live there and many were born behind bars. A psychologist working in a child day-care center attached to the jail claimed that youngsters frequently witnessed violence and even prostitution in the cells. 

Manos Con Libertad is a cooperative with San Sebastian and thus our staff come to visit the prison weekly to teach the women some simple and essential skills. These skills hopefully can help them find works and earn money after being released and even while in jail. Each month, a different workshop is taught and for this month, the topic is how to market and promote products in a small business. 

When we arrived, about 20 women were already waiting for us in the prison's makeshift classroom. These women, aged between 20 and 40, came from different backgrounds and ethnic groups, some looked quite young and at least two of them were holding a baby in their hands. Before the workshop, certificates of completion were given to those who completed previous workshop in Leadership (Curso de Liderazgo). Each certificate equals 4 hours that would be counted toward the prison sentence, even though I was not sure how much actual prison time would be reduced from their sentence.

Today's workshop is about marketing thus we divided the women into 4 groups. Each group consists of five prisoners and two missioners or volunteers who will only act as observers. First, the women were taught the meanings and powers of the 4P's: Price, Product, Place and Promotion (in spanish as Precio, Producto, Plaza & Promoción). Each group was then given two items from different brand of hotdogs, cookies, yogurts and soft drinks. The women studied their products in details such as price, weight, expiration and manufacturing date... Then a representative of each group will try to promote their products by giving out samples, explaining the products and answering questions from other groups. The representatives promoted their products so well that I  felt like they already had some experience in sales and marketing.

I was assigned to a group of 5 women, probably in their 30s, promoting hot dogs from two different local brands. Our representative was a pretty and real funny woman named Leidy. She explained the products well and even told jokes about how hot dogs could help improve a man's love life! The women seemed to enjoy the workshop and product samples from other groups. They laughed and chatted and had quite a great time among themselves. We then had lunch together and finally the workshop ended with a reading from the Bible and a short prayer led by a member of Manos Con Libertad.


After lunch, I came to talk to Leidy and learned that she was originally from Colombia and was arrested while trying to transport drug for a Colombian cartel. She had been in San Sebastian a little more than 4 months and had about 20 more days before being released. I was quite surprise about the light sentence given to a "mule" who was trying to smuggle drug across the border. I guess the problem of overcrowded prisons in Bolivia must have something to do with it. Then out of the blue, Leidy asked if Hong and I ever had to face any crisis in the US. I jokingly said to her that we only had the kind of crisis that usually happened in long-term marriages. Suddenly, I saw tears in her eyes as she walked away saying that her family back home also had that kind of crisis, even though she was only married for less than a year.

Volunteers and staff members of Manos Con Libertad
The trip to San Sebastian somehow opened my eyes about the legal and criminal justice system in Bolivia as well as many social problems related to it. According to Human Rights Watch, at least 78 percent of inmates in Bolivian prisons had not been convicted of a crime. Extended pretrial detention and trial delays have led to increased overcrowding and poor conditions in prisons.

For now, we just hope that our visits to San Sebastian and the many workshops that Manos Con Libertad provide will help bring some hope to these incarcerated women who had lost everything, including their family, when they ended up in one of these horrible places.

(Click on the link below to learn more about women prisons in Bolivia)
https://youtu.be/Mx-tjMgNPSA


Tuesday, August 28, 2018

Salomon Klein Orphanage: Baby JC

At Salomon Klein orphanage today, we received a new baby boy, 4 months old JC, who was thrown out of a taxi window by his own mother. Fortunately, the taxi driver saw what happened and immediately stopped the car, just in time to pick the baby up before another vehicle would run over him. The parents, both intoxicated at the time, are now in police custody while baby JC is slowly recovering at Salomon Klein. 

It's so sad that things like this happen all the time in Bolivia and there are really nothing we can do to stop them. All we can do is to care for these children as much as we can, and pray to the Lord that the parents will become more responsible so that things like this will not happen again.

Our upcoming church dates in the US

Dear family and friends,

Hong and I will return to the US next month to visit our family and friends. During this time, we will have opportunities to visit Our Lady of Vilna Parish in Worcester, MA and St. Anne Le Thi Thanh Retreat Center in Houston, TX to talk about Maryknoll Lay Missioners and to share our own mission stories in Bolivia. Please see below and the sidebar for a schedule of these church dates and mass time.
We hope to see each of you in person, so please stop by and see us after mass at one of these parishes and churches. Thank you so much and we're looking forward to seeing you very soon.

September 15-16, 2018
Our Lady of Vilna Parish
151 Sterling Street, Worcester, MA 01610
Mass time: Sat: 4:00 PM      6:00 PM Vietnamese
Sun: 8:00 AM Vietnamese   10:00 AM Vietnamese

October 27, 2018
St. Anne Le Thi Thanh Retreat Center
20303 Kermier Rd. Waller TX 77484
Saturday: 8:30 AM - 6:00 PM

Saturday, January 7, 2017

A humble experience: The children of San Gabriel



The children of San Gabriel
During her brief visit to Cochabamba last October, Hue invited the two of us to visit her ministry in San Gabriel where she and other religious sisters of Missionaries of Christ Jesus are serving the poor people of Bolivia. Hue is a young nun from Vietnam and along with Sr. Thuy, they are two Vietnamese expats currently living in Bolivia beside our group of 5 Vietnamese Maryknoll lay missioners from the US. Both Hue and Thuy are about the same age as our children and every time they come to Cochabamba to visit other congregation members, Hong and I always invited them over for some Vietnamese dishes which they seemed to really enjoy.

It was a Friday evening in December during the third week of Advent when Hong and I decided to visit Sr. Hue and her ministry.  Unfortunately, by the time we got to the bus terminal, the last bus to San Gabriel was totally full and ready to depart. Asking around for almost half an hour, we finally found a small van that was unloading passengers who just arrived from San Gabriel and the driver was about to turn around and go back. He agreed to take us and another family of 7 back to San Gabriel for a fare just slightly higher than the normal bus fare. More than happy, we jumped right in while the driver went to get a quick dinner. The van was small and quite old, perhaps built in the 70's, and barely had enough room for all of us.


The beautiful mountains on our way to San Gabriel

San Gabriel is a rural area about 4 hours bus ride from Cochabamba. However, due to a thunderstorm that poured heavy rain and caused multiple mud slides the night before, the road winding through the mountains was partially closed and our ride turned out to be a 7 hours journey through the dark before reaching San Gabriel just a few minutes before midnight. Somewhere and sometimes during the night, both our phones lost signal and we had no way to contact Hue. It was late and most businesses had closed and the rain was about to start again. The road around the bus terminal was quite muddy and full of pot holes the size of a large dining table. Totally different from Cochabamba, the weather in San Gabriel was hot and so humid that after walking just a few blocks, I started getting sweaty. It was the start of summer in Bolivia and the night here in San Gabriel resembled those hot summer nights in Saigon where I lived during my childhood more than 50 years ago.


Wandering in the dark with just the flashlight from our phones, Hong started to panic and complain why I did not ask Hue for her address before leaving.  Fortunately and quite surprisingly, we found a small internet cafe just a few blocks from the bus terminal that was still full of young children playing internet games. Finally, we were able to contact Hue via Facebook messenger and within 10 minutes, she appeared at the door and came to our rescue. It turned out that Hue had been waiting all night long for us and just went back to her house a few blocks away to find an umbrella.

As soon as we came to the house, Hue showed us to a small bedroom usually reserved for guests or visiting priests and nuns from out of town. I immediately jumped in the shower while the rain started pouring heavily outside with scary lightning and thunder. Within a few minutes, the light went out and so did the water from the shower head. Without electricity, the pump doesn't work and therefore no running water! Fortunately, both Hong and I were able to finish our shower before the water stopped running. Between the sounds of heavy rain and scary thunders, I could hear the frogs and crickets calling each other in the darkness outside our bedroom window. It was strange and eerie but somehow seemingly familiar to me, I quickly fell asleep and started dreaming about my distant childhood in Vietnam.

San Gabriel - so much like scenery often seen in rural areas of Vietnam
We woke up around 7 AM by the sound of roosters crowing and dogs barking in the neighborhood. The rain had finally stopped and the sky outside was bright but the sun was still hidden behind dark and thick clouds. We could hear the sisters  already awake preparing breakfast in the kitchen. Beside Hue, two other MCJ nuns also lived at this house in San Gabriel. Sr. Maria Jesus, a spanish woman with beautiful white hair, and Sr. Elizabeth, a Bolivian with a quiet smile, invited us to join them for coffee, bread and fruit at a small table in the living room. The smell of fresh coffee, toasted bread and ripe mango made me feel hungrier than ever. I realized that we had not eaten anything since our quick lunch the day before.

The neighborhood school
After breakfast, while the other two sisters went to work at a local hospital, Hong and I accompanied Hue to her children classroom in a nearby village. The school was about two miles from the house so we decided to walk there and stopped frequently along the way to pick up  some of Hue's younger students. Upon arriving at the school, I  could not believe this so-called "classroom" was a place where Hue would come to teach her students every Saturday. It was just an abandoned structure where village people used to come for an occasional meeting or other special gatherings.


The thunderstorm last night washed all kind of mud, tree branches and leaves inside the wobbly structure surrounding by stucco half-walls with chicken wires on top. While Hong and Hue went  to some nearby houses looking for a broom to sweep the floor, I tried to rearrange the dusty wooden tables and benches to resemble a classroom before other students arrive.  The little kids who came with us also tried to help sweeping the floor with whatever they can find while laughing and playing with Oberto, the neighbor's mixed German shepherd dog.
Hong, Sr. Hue and the kids trying to clean their so-called classroom with whatever they can find

It was the third week of Advent so instead of regular class, Hue and Hong taught the kids how to make Santa Claus, stars and angels out of foam plates and ice cream sticks so they can hang as Christmas ornaments at home. Hue also taught them how to sing simple Christmas carols in Spanish and Hong showed them how to paint their Christmas ornaments with water color. The children who finished first were awarded with chocolate candies and all of them also received some small Christmas gifts before teachers and students posed for a happy group picture.

After school, one of the kids decided to hold my hand while we were walking back to their house. Her little hand was warm and gentle inside my rather rough and dry hand. Half way to their house, her older sister ran to the side of the road to pick some strange fruits out of the tree for the two of us. The green and elongate fruit was sweet and looked somewhat like "trái điệp" often found in Vietnam. Suddenly, I realized that this was actually my calling for mission in Bolivia. As Maryknoll Lay Missioners, we are called to serve the poor and marginalized people from all corners of the earth. However, to serve alone is not enough but also to live with them, to live among those we serve just like a member of their own family. That's the life Hue and Thuy and other sisters of Missionaries of Christ Jesus have chosen to live. From different parts of the world, from Asia to Africa and Europe and the Americas, they all have the same mission and that is to become one of those who they have come to serve: what a humble mission and a humble lifestyle.


(To be continued)




Sunday, September 18, 2016

Church Dates in Texas

Our dear family and friends,
Hong and I will return to the US in October to visit family and friends. During the month of October, we will have opportunities to visit several parishes and churches in Texas (Houston, Waller, Austin and San Antonio) to talk about Maryknoll Lay Missioners and to share our own mission stories in Bolivia. Please see the sidebar for a schedule of these church dates and mass time.
We really hope to see each of you in person, so please stop by and see us after mass at one of these churches. Thank you so much and we're looking forward to seeing you very soon.

Wednesday, September 7, 2016

Cochabamba (part 2)



Tháng tư là lúc bắt đầu vào mùa khô, cũng là lúc thời kỳ khó khăn cho đa số dân chúng trong thành phố bắt đầu... Khó khăn này chính là nạn khan hiếm nước trong toàn thành phố, nhất là những vùng phía Nam Cochabamba, nơi đa số dân chúng thuộc thành phần nghèo khổ sống chen chúc trong các căn nhà nhỏ hẹp, tối tăm. Đa số dân chúng ở các vùng phía Nam thành phố phải xếp hàng mua nước hàng ngày từ các xe bồn, giống như cảnh thường thấy ở những khu ổ chuột tại Saigon vào các thập niên 60-70 trước đây.




Vào những tháng mùa khô khi trời không mưa, thành phố không đủ nước cung cấp cho dân chúng nên việc cúp nước xảy ra khá thường xuyên. Nước ở đây là nước giếng, không qua một hệ thống thanh lọc vệ sinh nào. Ngay từ ngày đầu chúng tôi đã được khuyến cáo là cần phải đun nước cho sôi ít nhất là 10 phút, thế mà việc trúng độc vì nước thiếu vệ sinh đã xảy ra ít là hai lần cho tôi. Chúng tôi đến Cochabamba vào giữa mùa mưa nên việc cúp nước lúc đó ít xảy ra, nhưng từ đầu tháng Tư đến nay trời không mưa nên việc cúp nước hầu như diễn ra hàng tuần. Đã có lần tôi vừa súc miệng, đánh răng, chải đầu và rửa mặt chỉ bằng một chai nước lọc không đến nửa lít. Một chị bạn ở Mỹ đã nửa đùa nửa thật bảo rằng khi nào có dịp sang thăm, ngoài các loại thức ăn gia vị Việt Nam, chị sẽ mang theo cả deodorant và nước hoa cho chúng tôi nữa.

Nước là một vấn đề nan giải cho Cochabamba và các vùng lân cận. Vì là cao nguyên nên Cochabamba không có sông ngòi, ngoài một hồ nước ao tù ở phía nam thành phố với dòng nước sậm màu, dơ bẩn không thua gì các con kênh nước đen ngày xưa ở Saigon. Vào năm 2000, Cochabamba đã là nơi xảy ra một cuộc xô xát đẫm máu giữa dân chúng và chính quyền thành phố. Việc xô xát này xảy ra khi chính phủ quyết định giao việc khai thác và cung cấp nước cho một công ty tư nhân ngoại quốc. Kết quả là người dân thành phố lúc đó đã phải chi ra đến hơn một phần ba số lương của mình cho việc mua nước xử dụng hàng ngày. (Xem thêm về "The water war in Cochabamba" tại https://youtu.be/hn9wujK0ho4). 




Ngoài ra, một khó khăn khác ở đây là vấn đề ô nhiễm môi trường. Cochabamba nằm trũng trong một thung lũng bao quanh là những dẫy núi cao ngất trời. Núi ở đây là núi trọc, hoàn toàn không cây cối mà chỉ toàn đá và đất, liên tiếp nối đuôi nhau che khuất mọi chân trời. Vì chỉ toàn đá và đất đỏ nên việc ô nhiễm môi trường là việc không thể nào tránh khỏi. Vào những tháng mưa thì cũng không đến nỗi vì còn có một chút độ ẩm trong không khí, nhưng vào mùa khô thì đây quả là một vấn nạn cho khá nhiều người. Đất bụi từ trên núi quyện xuống cộng lẫn với khói xe mù mịt đã làm không khí trở nên nặng nề khó thở. Nhất là vào những ngày có gió, bụi từ trên núi đổ xuống tạo thành những đám mây dust storm bao phủ toàn thành phố. Ngồi trong phòng từ trên lầu năm nhìn ra tứ phía chỉ thấy bụi ơi là bụi. Có khi bụi nhều đến nỗi chúng tôi không dám mở cửa sổ, cho dù trong nhà khá nóng nực vì ở đây không có máy điều hòa.

Vấn đề ô nhiễm không khí cộng thêm cao độ gần 9000 ft của Cochabamba đã ảnh hưởng không ít đến sức khỏe chúng tôi. Năm nay, trong số 5 người Maryknoll Lay Missioners từ Mỹ đến, hầu như tất cả đã phải vào bệnh viện ít là một lần vì cơ thể không thích ứng được với độ cao ở Cochabamba. Mỗi ngày đi bộ dọc theo một con dốc đến trường, dù chỉ hơn nửa cây số tôi cũng đã cảm thấy bị hụt hơi vì thiếu dưỡng khí. Có một lần đang trong lớp học nhìn ra cửa sổ, tự dưng tôi cảm thấy choáng váng xây xẩm, rồi sau đó mắt lại hoa lên không nhìn thấy cả hàng chữ trong sách. Đến chiều khi hai vợ chồng đi chợ, đến gian hàng đông lạnh, mắt tôi lại bị hoa lên và choáng váng khi nhìn vào tủ kính có gắn đèn neon. Hôm sau đi bác sĩ mới biết đó là triệu chứng của những người không quen với độ cao (high altitude) ở Cochabamba. Bác sĩ bảo hầu như người nào ở Mỹ sang cũng bị triệu chứng này, và phải ít là một năm cơ thể mới thích ứng đươc với khí hậu và độ cao ở đây.

À, còn một điều khá thú vị nữa, đó là nạn chó hoang ở Cochabamba. Chó ở đây nhiều vô kể, đa số là chó hoang hoặc chó có chủ nhưng thường xuyên bị bỏ đói nên đành bỏ nhà nhập bầy đi hoang. Đi đâu cũng thấy chó, nhiều khi đi lễ Chúa Nhật cũng thấy vài chú chó thản nhiên vào nhà thờ như mọi người. Ngày đầu tiên nhập học chúng tôi đã được dặn dò phải cẩn thận kẻo đi đường bị chó cắn. Không giống như ở Việt Nam hay dùng đả cẩu bổng của Hồng Thất Công, ở đây chỉ cần giả vờ cúi xuống đất lượm một cục gạch là cả bầy chó hoang sẽ bỏ chạy ngay. Trong trường học có một cô sinh viên trẻ người Đại Hàn sang đây làm thiện nguyện, cô hay hỏi chúng tôi có bao giờ ăn "cờ tây" chưa vì cô ta ... thèm cầy tơ lắm!

Chó hoang nhiều kiểu này mà ở Việt Nam thì chắc đã có khối người vui ... Vậy mà vào mỗi Chúa Nhật trước cửa sân vận động thành phố lại thấy xuất hiện một khu chợ trời bán đủ các loại chó mèo. Các gia đình trẻ hay dẫn con đến đây để chọn lựa mua chó về cho con nuôi. Chẳng biết được bao lâu thì những chú chó con xinh xắn dễ thương này lại trở thành chó hoang, bỏ nhà theo bạn đi lang bạt kỳ hồ?



Vì nạn chó hoang lang thang rất nhiều trên đường phố, nên chúng tôi đi đâu cũng phải nhìn trước nhìn sau cẩn thận kẻo đạp ... mìn. Ở đây phương tiện di chuyển hàng ngày chỉ là lội bộ, hoặc xử dụng các phương tiện di chuyển công cộng như taxi, xe bus hoặc trufie. Xe bus ở đây giống các loại xe đò ở miền Nam vào những năm 60-70, nhưng đa số cũ kỹ và không được thường xuyên tu sửa nên chạy cà rịch cà tàng và xịt khói đầy đường. Trufie là các loại xe van hay xe hơi bốn cửa có gắn bảng ghi tuyến đường trên nóc xe. Xe trufie khá thuận tiện và hành khách không cần đón xe từ trạm mà chỉ cần vẫy tay trên đường là tài xế sẽ dừng lại. Khi nào muốn xuống thì chỉ cần bảo tài xế ngừng xe, y như hệ thống xe lam ở Saigon ngày xưa. Ngoài ra, còn có các xe taxi tuy cũ kỹ nhưng khá thuận tiện và rẻ tiền. Nói chung, phương tiện di chuyển công cộng ở đây tuy không tiện nghi và hiện đại như ở Hoa Kỳ, nhưng tương đối thuận tiện và rẻ tiền. Mỗi chuyến trufie đi khắp nơi trong thành phố chỉ tốn khoảng $.30 xu, còn xe bus thì không đến $.25 xu mỗi chuyến.




Người Bolivia có nhiều đức tính khá giống Việt Nam, nhất là trong mối quan hệ gia đình. Gia đình họ thường cũng đông con và cùng chung sống dưới một mái nhà. Nếu không sống chung một nhà, ông bà và các con các cháu cũng thường xuyên họp mặt trong các dịp sinh nhật, đám cưới hay lễ lạc, hội hè. Khi chúng tôi còn sống chung với gia đình bà Elba, hầu như không tuần nào là bà không có hội họp gia đình. Lúc thì ở nhà người này, lúc thì nhà người khác. Hết birthday rồi lại graduation hay anniversary... Trong các buổi họp mặt như vậy, họ thường quây quần chung quanh bàn ăn và các bữa ăn thường kéo dài đến 3-4 tiếng. Sau bữa ăn, cả gia đình cùng ca hát với nhau và nhảy múa các điệu vũ dân tộc, nhiều khi kéo dài đến tận khuya mới xong. Lúc đầu vì lịch sự và cũng hơi hiếu kỳ nên chúng tôi nhận lời tham dự. Nhưng chỉ sau vài lần là phải viện cớ này cớ nọ rồi kiếm cách từ chối, vì các buổi họp mặt này thường kéo dài từ 5-6 giờ chiều cho đến tận nửa đêm. 





Người Bolivia cũng có thói quen đi trễ như người Việt Nam, có lẽ còn hơn cả người Việt mình nữa. Có một lần được mời tham dư sinh nhật bà xui gia của bà Elba, theo thói quen ở Mỹ, chúng tôi đến đúng 6 giờ chiều theo như lời mời. Khi đến nơi, chả thấy ai ngoài bà cụ và mấy đứa cháu. Ngồi uống nước mãi đến hơn 7 giờ rưỡi mới thấy khách lục tục kéo đến. Cả mấy người con trai của bà dù ở chung nhà cũng đi đâu cho đến sau 8 giờ mới về tham dự.




Gia đình người Bolivia thường sống chung đến 2, 3 thế hệ dưới một mái nhà. Điều đáng buồn là các người chồng thường không mấy quan tâm đến vợ con, vì vậy tình trạng bỏ bê gia đình rất hay xảy ra. Một phần vì đàn ông Bolivia có thói quen "machismo" xem thường phụ nữ. Một phần khác có lẽ cũng vì kế sinh nhai nên tình trạng đàn ông bỏ vợ con đi nơi khác lập nghiệp xảy ra rất nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp ở Cochabamba khá cao và thường thì mỗi gia đình chỉ được một người có công ăn việc làm. Trong khi đó mức lương trung bình ở đây chỉ vào khoảng $250 một tháng. Vì vậy, có khi người chồng bỏ vợ đi theo người khác, nhưng cũng có khi họ đành phải xa gia đình để đến các thành phố khác tìm công ăn việc làm. Trong các trường hợp này, người vợ thường phải một mình chăm sóc đàn con bằng việc buôn thúng bán bưng cho qua ngày trên hè phố. Đến một lúc nào đó khi không kham nổi đời sống chật vật, họ đành phải mang con về sống với mẹ già, có thể cũng đã không còn chồng vì nhiều lý do khác nhau. Gia đình bà Elba có 5 chị em gái thì hết 3 người đã bị các ông chồng bỏ rơi. Bà có hai cô con gái thì cả hai đều đã mang con về sống chung với bà, vì hai người chồng đã ra đi kiếm kế sinh nhai ở nước ngoài.


Cũng vì tình trạng này nên trẻ em Bolivia thường phải đi làm rất sớm. Mới đây chính phủ đã ra một đạo luật cho phép trẻ em 10 tuổi trở lên được phép đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Vào các buổi sáng thứ Bảy, Hồng và tôi thường ra chợ trời mua thức ăn hay trái cây và các đồ dùng cần thiết. Ở đây có rất nhiều trẻ em, trai cũng như gái, đẩy các xe cút kít nặng nề theo các bà nội trợ để giúp chở hàng cho họ. Lần đầu tiên theo bà Elba ra chợ mua thức ăn, nhìn bé gái khoảng 10 tuổi cong lưng đẩy chiếc xe thồ nặng trĩu sau lưng bà, tôi thấy không nỡ nên đã bảo em để cho mình đẩy xe. Rồi sau đó Hồng lại dúi cho em một khoản tiền, tuy nhỏ nhưng có lẽ gấp đôi số tiền mà em thường kiếm được.
Nhìn bóng dáng em gầy guộc đen đủi đẩy xe bước đi, lòng tôi chợt chùng xuống. Tôi làm gì được cho em đây? Có lẽ em cũng còn mẹ và các em nhỏ, giờ này chắc đang chờ em mang về một vài đồng bạc hay một vài củ khoai để cả nhà ăn tạm bợ qua ngày. 

(Click on the following link to see The Reality of Poverty in Bolivia)

(còn tiếp)





Friday, September 2, 2016

Cochabamba (part 1)



"...Phố núi cao phố núi đầy sương, phố xá cây xanh trời thấp thật buồn..."

Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở Hoa Kỳ để đến sinh sống tại một quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ đã không phải là một  quyết định dễ dàng cho Hồng và tôi. Phải mất đến hơn hai năm, vừa cầu nguyện vừa nhận định, vừa tìm hiểu và thực hành lối sống phục vụ tha nhân, chúng tôi mới cùng nhau đến được quyết định này. Dĩ nhiên là sau khá nhiều bàn ra tán vào, rồi ngăn cản cũng như khuyên lơn của gia đình và bạn bè, nhất là từ những người bạn cũ lâu năm ở Việt Nam. Họ không thể hiểu nổi tại sao chúng tôi lại có thể bỏ hết tất cả sau lưng, trong lúc họ chỉ dám mơ ước sao cho có được một đời sống tiện nghi như mình.

Thế mà lạ lùng thay, vừa đặt chân đến Cochabamba, cả hai chúng tôi đã cùng cảm nhận rằng mình đang đi đúng con đường mà Chúa dã dọn sẵn cho chúng tôi từ  nhiều năm qua. Hình như tất cả những kinh nghiệm vui buồn cũng như đắng cay mà chúng tôi đã trải qua từ mấy chục năm qua đều nằm trong kế hoạch của Ngài. Chúa đã sửa soạn thật kỹ càng, cả tâm hồn lẫn thể xác chúng tôi, cho chặng đường sắp tới, chặng đường phục vụ và chia sẻ đời sống với những người nghèo khổ và kém may mắn hơn chúng tôi.

Người dân Bolivia hiền hoà, thân mật và rất hiếu khách. Họ cũng không kém phần kiên nhẫn và hy sinh cho gia đình, có lẽ cũng là những đức tính khá gần gũi với dân tộc Việt Nam. Thế nên ngay sau khi đặt chân xuống phi trường Cochabamba, Hồng và tôi đã có cảm tưởng như mình vừa về đến nhà sau nhiều năm xa cách. Cảm tưởng này hầu như khác hẳn với lần đầu tiên tôi trở lại Saigon sau gần 40 năm xa quê hương. Chẳng hiểu sao lúc ấy tôi lại cảm thấy lạc lõng như mình đang bị lạc vào một nơi chốn xa lạ. Cho dù cùng một giọng nói, ngôn ngữ và phong tục nhưng sao tôi đã cảm thấy như mình chỉ là một người khách lạ, lạc lõng bơ vơ nơi một thành phố không quen.

Dĩ nhiên Cochabamba có nhiều điểm khác hẳn với lối sống quen thuộc ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Những khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, rồi khí hậu, địa dư và nhất là vấn đề thực phẩm đã mang lại thật nhiều bỡ ngỡ cho cả hai chúng tôi. Thời gian đầu khi còn đang đi học tiếng Tây Ban Nha, nhà trường sắp xếp cho chúng tôi ở chung với một gia đình bản xứ để có thêm cơ hội nói chuyện và thực hành. Những tuần lễ đầu tiên, hai vợ chồng thích thú ăn thử đủ loại thức ăn, nhất là các loại trái cây đã từng thấy ở  Việt Nam. Các loại rau quả ở đây có nhiều thứ khá giống ở Saigon. Nào xoài, nào ổi, nào na rồi măng cầu, đu dủ và thật nhiều loại chuối khác nhau. Chưa hết, chúng tôi lại tò mò nếm thử các thức ăn địa phương nấu theo phong tục người thượng du vùng núi Andes. Bà cụ chủ nhà và mấy cô con gái tỏ vẻ thích thú vì chúng tôi hay khen món ăn của họ lạ và ngon miệng. Họ đâu biết là không ít lần cả hai đã phải tranh nhau chạy trối chết đi "thăm lăng" vì bụng dạ không tài nào kham nổi các loại thức ăn này. Sau ba tháng sống với gia đình bà cụ, chúng tôi đã phải dọn ra một căn appartment riêng gần trường học để có thể tự mình nấu các món ăn Việt Nam quen thuộc.


Cái khổ nhất ở đây là vấn đề nước. Cochabamba là một thành phố vùng cao nguyên nằm ở độ cao 8392 ft trên mặt biển, tức là  cao hơn Denver cả gần 3000 feet. Thời tiết mát mẻ quanh năm nhưng khí hậu thì lại khô ráo đến độ khó chịu . Da thường bị nứt nẻ và gây ngứa ngáy không ít cho những người ở các vùng khác đến, nhất là từ Âu Châu và Bắc Mỹ. Thời tiết tuy mát mẻ nhưng có lẽ vì độ cao nên ánh nắng mặt trời ở đây gay gắt kinh khủng.







Chúng tôi đến Cochabamba vào đầu tháng Giêng 2016, ngay vào giữa mùa Hè.  Bolivia nằm ở phía Nam bán cầu nên mùa màng ở đây ngược hẳn với Hoa Kỳ lúc đó là giữa mùa Đông trong vùng Bắc Mỹ. Vì là giữa Hè, đúng ra phải gọi là mùa mưa, nên ngày nào cũng mưa. Mưa ở đây là những cơn mưa phùn nhỏ hạt, thường đến rồi lại đi thật nhanh vào những buổi chiều. Những cơn mưa này không ít lần đã làm tôi nhớ đến Pleiku thành phố sương mù, với  “phố núi cao phố núi đầy sương, phố xá cây xanh trời thấp thật buồn..”  trong nhạc phẩm Còn Chút Gì Để Nhớ của Phạm Duy.



Mùa hè bắt đầu từ tháng mười hai đến tháng ba, đây cũng là mùa mưa ở Cocabamba, thời tiết thật mát mẻ và dễ chịu. Tháng tư là bắt đầu vào mùa khô, cũng là lúc thời kỳ khó khăn cho đa số dân  chúng trong thành phố bắt đầu … Khó khăn này chính là nạn khan hiếm nước trong toàn thành phố, nhất là những vùng phía Nam Cochabamba, là nơi đa số dân chúng thuộc thành phần nghèo khổ sống chen chúc trong các căn nhà nhỏ hẹp, tối tăm.


(còn tiếp)